Câu Chuyện Về Những Chiếc Kim Đồng Hồ(P1)

Ngày nay, với cả thế giới , những chiếc đồng hồ cơ khí là cả một nghệ thuật của lao động say mê và rất đáng ngưỡng mộ của những nghệ nhân làm đồng hồ lão luyện. Trong mỗi chiếc đồng hồ cao cấp, mỗi chi tiết nhỏ đều được chăm chút một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Bộ kim đồng hồ tất nhiên không phải là ngoại lệ. Những nghệ nhân đó, theo một cách đặc biệt, họ là người hiểu rõ nhất giá trị của từng khoảnh khắc, giá trị của những chiếc kim đồng hồ hơn cả mức bình thường và xem chúng là những chỉ dẫn vĩ đại của thời gian.

Để hình dung một chiếc đồng hồ, chúng ta thường nghĩ ngay đến 2 hoặc 3 chiếc kim quay những vòng quay bất tận trên 1 mặt số. Những chiếc đồng hồ không có kim thường không có ý nghĩa xem giờ, ngoại trừ những chiếc đồng hồ điện tử với mặt hiển thị số. Ở đây, trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến những chiếc kim thú vị của các hãng đồng hồ cơ.

Nếu để so sánh việc sản xuất những chiếc kim ở hiện tại và quá khứ, chúng ta có thể quay về những năm 60 của thế kỉ XX. Lúc đó có khoảng 60 công ty sản xuất kim trên thế giới. Tuy nhiên, ngày nay chỉ có khoảng 6 công ty cung cấp hầu hết những mẫu kim cơ bản cho toàn bộ ngành công nghiệp đồng hồ. Nguyên nhân có lẽ là do sự giới hạn các nhà sản xuất do thâu tóm hoặc do những nét riêng biệt của những cây kim đồng hồ dẫn đến việc giới hạn những nhà sản xuất có khả năng làm được. Nhiều người đã nghĩ rằng những nhà sản xuất kim hiện tại là những thợ thủ công bậc thầy, thường dùng những phương pháp truyền thống trong việc sản xuất kim với số lượng lớn và phân phối chúng cho thị trường khổng lồ nhưng quan điểm đó là một sai lầm.

THƯỞU BAN ĐẦU CỦA NHỮNG CHIẾC KIM

Ban đầu, những thiết bị tính giờ chỉ có 1 chiếc kim duy nhất là kim giờ. Điều đó không thay đổi mãi đến năm 1961, khi thợ đồng hồ người Anh Daniel Quare đã thành công trong việc đặt kim giờ, kim phút lên cùng 1 trục. Bậc thầy người Anh này cũng được biết đến như là người sáng tạo lên chiếc đồng hồ điểm chuông đầu tiên trong lịch sử ngành đồng hồ với việc phát minh ra cơ cấu điểm chuông giờ và ¼ giờ.

Thời đó, những chiếc đồng hồ quả quýt không có lớp kính bảo vệ nên để chỉnh giờ con người phải dùng ngón tay để chỉnh kim do đó những chiếc kim ngày đó thường to lớn, cồng kềnh để tránh cong vênh, hỏng hóc. Những cây kim cũng thiếu sự nhã nhặn nên tính thẩm mỹ không được coi trọng. Sau đó, các nghệ nhân dần bắt đầu đánh giá cao lợi thế của tấm kính che mặt số hơn là những tấm kim loại phải mở ra mỗi khi xem giờ.

Vào thế kỉ 18, do sự phát triển của các tấm kính che mặt số nên những chiếc kim trở nên mỏng hơn, tinh tế hơn. Rất nhiều loại kim với những cái tên khác nhau lần lượt xuất hiện và nhiều mẫu vẫn còn được sử dụng phổ biến cho đến tận ngày nay.

Những kiểu kim phổ biến nhất gồm có Baaton, Dauphin (một trong những kiểu kim điển hình nhất), Feuiville, Sword, Spade, Poire, Breguet (Bộ kim được nhiều người biết đến nhất), Moon, Skeleton…Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều các loại kim mà chúng ta không thể kể tên hay mô tả từng chiếc một.
 

kim đồng hồ

 

Những bộ kim đầu tiên được làm thủ công bằng tay nhưng từ năm 1764, những nghệ nhân đã bắt đầu sử dụng những phương pháp khác nhau. Thông thường các nghệ nhân dùng búa làm bản phác thảo từ những miếng kim loại. Đến 1800, máy ép làm kim bắt đầu xuất hiện đã tạo điều kiện thuận lợi để tăng tốc độ sản xuất sản phẩm. Ngày nay, khi công nghệ tiến đến tầm cao mới và máy tính có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực thì quá trình sản xuất kim cũng thay đổi. Tuy vậy, không phải người chơi và người dùng đồng hồ nào cũng biết những chiếc kim này xuất hiện như thế nào. Thông thường, họ dành rất ít sự chú ý cho bộ kim mặc dù không có kim thì chả ai biết lúc đó là mấy giờ

CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT KIM 

Hầu hết các công ty đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sỹ thường đặt một vài chi tiết từ các nhà máy sản xuất độc lập khác để làm nên những sản phẩm tinh hoa của họ.

Có 2 công ty sản xuất kim chính là Fiedler SA ở Geneva và Weaber HMS SA ở thị trấn Fleurier. Nếu chúng ta không đề cập đến chủ đề kim đồng hồ thì chúng ta cũng chẳng biết hoặc cần biết đến 2 công ty này, những công ty chỉ sản xuất những thứ nhỏ bé. Nhưng thực chất 2 nhà sản xuất Thụy Sỹ này khá lớn và có truyền thống lịch sử lâu đời.

Fiedler SA nằm ở thành phố xinh đẹp Geneva được thành lập năm 1848 và từ thời đó đến này nó vẫn là 1 công ty độc lập chuyên sản xuất kim cho những công ty đồng hồ Thụy Sỹ với chất lượng cao. Có khoảng 135 chuyên gia chuyên làm những đơn hàng từ những hãng đồng hồ lớn làm việc trong nhà máy của công ty. Giám đốc hiện tại của Fiedler SA là Isabelle Chillier, người thuộc thế hệ thứ 4 đang sở hữu công ty làm kim của gia đình. Fiedler SA bán hàng cho hầu hết các hãng đồng hồ thụy sỹ và vẫn là một trong những nhà sản xuất kim hàng đầu thế giới hiện nay.

Waeber HMS SA được thành lập bởi Roger Weaber – trước đây làm thuê cho Universo (nay thuộc Swatch Group). Roger và con trai, con gái đã tách khỏi Universo để thành lập Waeber HMS SA. Hiện tại công ty đang sản xuất kim cho rất nhiều hãng đồng hồ phân khúc sang trọng và tầm trung.

Khi mua bất kỳ chiếc đồng hồ Thụy Sỹ nào, người tiêu dùng luôn mong muốn chất lượng tốt nhất từ nhà sản xuất, mọi thứ phải đạt đến độ tiêu chuẩn Swiss made bao gồm cả bộ kim. Đó là điều mà các nhà sản xuất kim mong muốn làm theo.

Trong 10 năm qua Fiedler SA nhận được 20.000 đơn hàng và Waeber HMS SA nhận được 13.500 đơn hàng từ các nhà sản xuất đồng hồ thụy sỹ. Con số đó đủ để minh chứng cho chất lượng sản phẩm của 2 công ty này

CÁC BƯỚC SẢN XUẤT CHÍNH

Qua một thời gian dài, Từ lúc máy ép làm kim đồng hồ đã được chế tạo đến nay, nhưng những yếu tố cơ bản của máy này vẫn chưa có những thay đổi lớn. Các máy móc sản xuất kim được thiết kế cho từng công ty riêng lẻ, có tính đến các tính năng cụ thể của từng công ty sản xuất. Các biến thể của thiết bị này cũng phụ thuộc vào: những chiếc đồng hồ của từng công ty, việc hợp tác với nhà máy sản xuất kim hay quy trình sản xuất. "Bạn không thể chỉ mua một máy để làm kim đồng hồ," giải thích Roger Waeber, Giám đốc điều hành của Waeber HMS SA. "Bạn phải tạo ra nó cho mình, thường là với sự giúp đỡ của hai hoặc ba nhà cung cấp khác nhau." 
Bước đầu tiên trong quá trình làm kim cho đồng hồ là chế biến các cuộn kim loại '. Nguyên liệu có thể là đồng thau, đồng, vàng và các vật liệu khác, ở dạng cuộn, giống như cuộn phim. Bằng cách này, các nguyên liệu để sản xuất kim không phải lúc nào cũng trùng với chất liệu case đồng hồ, và đôi khi màu sắc của chúng cũng khác nhau. Ví dụ, chiếc đồng hồ nam bằng titan và kim bằng vàng. Quay trở lại quá trình sản xuất. Mỗi cuộn kim loại được đưa qua một máy cắt lỗ trên kim loại có kích thước cần thiết.


Các giai đoạn tiếp theo, móc kim cũng được thực hiện bởi một máy đặc biệt để ép ra các kim loại xung quanh các lỗ định sẵn. Móc kim rất cần thiết để đặt kim trên các bánh răng, kết nối nó với movement. Các bề mặt của kim sẽ được đánh bóng bằng kim cương. Ở công đoạn ép lỗ móc kim- có vài loại kim rất mỏng và bé mà thiết bị ép có thể gây tổn hại. Trong trường hợp đó, các thợ thủ công chuyên nghiệp sẵn sàng làm bằng tay từng chiếc riêng bằng tay. Đây là công việc rất mất thời gian và cần sự tinh tế.

Bước tiếp theo là Blanking. Đây có lẽ là, giai đoạn quan trọng nhất của sản xuất kim, bởi vì ở giai đoạn này mỗi chiếc kim phải có được đặc điểm riêng. Blanking là quá trình thức cắt kim từ miếng kim loại, đi qua một máy đặc biệt. Mỗi dấu hiệu đặc trưng phải là độc nhất, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị đặt hàng. Để những chiếc kim phát sáng được, nó phải được phủ bằng các chất huỳnh quang, khi đó thợ làm các rãnh đặc biệt trên chiếc kim đó, và cho những chiếc kim chạy qua máy 2 lần. Bước cuối cùng là hoàn thiện và trang trí mặt kim đã hoàn thành. 

Ngày nay, số lượng đồng hồ được sản xuất với số lượng lớn do đó các nhà sản xuất kim phải cố gắng bắt kịp với tốc độ và tạo ra nhiều tùy chọn khác nhau của kim đồng hồ. Có những chiếc kim thẳng, cong hoặc đa diện hoặc có những chiếc kim được sơn màu, nung, đánh mờ hoặc bóng dạng gương...Quá trình hoàn thiện kim cũng bao gồm các bước chuyển ép. Quá trình chuyển ép được dùng để làm logo công ty hoặc các số trên mặt đồng hồ. Đôi khi quá trình này cũng được áp dụng cho việc sản xuất kim để thêm các chi tiết vào kim đồng hồ. (hình minh họa)

 Cũng giống các đồng hồ Thụy Sỹ, Những chiếc kim được sản xuất theo một tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Qua quá trình kiểm soát chất lượng này những chuyên gia sẽ loại bỏ những chiếc cong vênh (chiếm đến 40% các sản phẩm sản xuất ra) và chỉ để lại những chiếc hoàn hảo. Người ta sẽ gắp bằng nhíp những chiếc kim đạt tiêu chuẩn này bỏ vào những chiếc túi đặc biệt và giao sản phẩm cho khách hàng.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN ĐĂNG QUANG

VPGD: Số 55 Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy – TP. Hà Nội - Email: contact@dangquangwatch.vn

Giấy CNĐKKD và MSDN số: 0104938104 đăng ký lần đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 07/10/2010

Top